Nguyên tắc độc quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được hiểu như thế nào?
Nguyên tắc “độc quyền sử dụng” quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là chỉ có chủ sở hữu phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, nếu chủ thể khác muốn sử dụng thì phải được sự cho phép của chủ sở hữu. Nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể cho phép một bên khác không phải chủ sở hữu được phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đó mà không cần đến sự đồng ý của chủ sở hữu.
Nguyên tắc này giúp cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội là quy định về những trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút và trả thù lao.
Như thế nào được xem là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì quy định về những căn cứ để xác định một hành vi có bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:
“Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Các biện pháp xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Điều 5.A.3.2: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
Cá nhân thực hiện hành những vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Điều 5.A.3.3: Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ
Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Phần này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu)
Những hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Điều 5.A.3.4: Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 5.A.3.1 buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
Phạt tiền.
Cảnh cáo;
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
Điều 5.A.3.5: Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính
1. Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính quy định tại khoản 2 Điều này:
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm;
2. Những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính sẽ được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
Tạm giữ người;
Khám người;
Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;
Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Mục đích của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là để khuyến khích và tạo động lực cho những tiến bộ khoa học, nghệ thuật, kỹ thuật. Việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ nhằm cho phép những chủ sở hữu được quyền khai thác tài sản trí tuệ của mình và ngăn cấm các hành vi sử dụng, sao chép cũng như bắt chước mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu, không có sự bồi hoàn xứng đáng cho họ.
Tuy nhiên, pháp luật về sở hữu trí tuệ không chỉ bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu mà còn bảo vệ lợi ích công cộng. Nếu lợi ích công cộng cần được bảo vệ lớn hơn so với lợi ích của chủ sở hữu thì Nhà nước sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích công cộng. Do đó quyền sở hữu trí tuệ luôn bị giới hạn trong một phạm vi và thời hạn nhất định. Trong những trường hợp đặc biệt Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế những chủ sở hữu thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ sở hữu sẽ phải cho phép những tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền đó.
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tối thiểu theo quy định:
Bằng sáng chế: 20 năm
Sơ đồ bố trí mạch tích hợp: 10 năm
Bản quyền điện ảnh: 50 năm
Bản quyền (đối với các tác phẩm không phải là tranh, điện ảnh): 50 năm hoặc suốt đời tác giả cộng thêm 50 năm
Thương hiệu: 7 năm
Kiểu dáng công nghệ : 10 năm
Bản quyền tranh: 25 năm
Tóm lại vấn đề “Quyền sở hữu trí tuệ và những thông tin bạn cần lưu ý”
Trên đây là tất cả những thông tin mà bạn cần lưu ý về quyền sở hữu trí tuệ. Những hành vi nào được xem là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp xử phạt đều được tổng hợp ở trên. Hi vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những câu trả lời phù hợp
Địa chỉ: 213 ( tầng 3) Chu văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028-36205669 - Hotlines: 0909.137.477 - 0 903.017.457
Email: luatsutranhuutuan@gmail.com
Website: www.banluatlawfirm.vn
Hotline